Chắc hẳn nhiều người đều đã từng nghe nói đến thuật ngữ “kiến trúc bền vững”. Tuy nhiên, để nắm được được kiến trúc bền vững là gì và nguyên tắc xây dựng kiến trúc bền vững thế nào thì rất ít người biết.Vậy kiến trúc bền vững là gì? Nó đang ảnh hưởng và tác động như thế nào với cuộc sống hiện đại của chúng ta? Trong nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ cùng nhau tìm hiểu về vấn đề này.
Thế nào là kiến trúc bền vững?
Kiến trúc bền vững được tạo ra bởi một số thuật ngữ khác như:
Kiến trúc khí hậu
Kiến trúc hữu cơ
Kiến trúc sinh thái
Kiến trúc xanh
Kiến trúc bền vững là xu hướng phát triển thiết kế kiến trúc hiện đại đã và đang được định hướng rõ ràng về tính chất, quan điểm và cách thực hiện.
Cụ thể như sau:
Về quan điểm
Công trình kiến trúc tốt đảm bảo đầy đủ điều kiện sẽ được xem là kiến trúc bền vững. Tuổi thọ của công trình kiến trúc bền vững sẽ tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến các mặt tích cực, mang đến những điều tốt của yếu tố vật thể cũng như phi vật thể cho các thế hệ sau này.
Về tính chất
Tính chất của KT bền vững cũng đặc biệt cần đảm bảo được 3 vấn đề đó là:
+ Hạn chế đến mức tối thiểu những sự tác động của con người lên hệ sinh thái và môi trường xung quanh.
+ Tận dụng, thúc đẩy và phát triển tối đa hiệu quả về xã hội cũng như kinh tế của công trình.
+ Đáp ứng và phục vụ tốt nhu cầu sử dụng của xã hội ngoài ra còn phát huy, lưu giữ và kế thừa các giá trị truyền thống vốn có của cả dân tộc.
Về cách thức thực hiện
KT bền vững hướng tới phương châm và phong cách tận dụng tối đa những gì có sẵn trong tự nhiên, tạo hóa và khả năng tái sử dụng khi các công trình cũ đã hoàn thành mục tiêu ban đầu.
Tóm lại, bạn có thể hiểu một cách dễ dàng và đơn giản rằng KT bền vững là mô hình kiến trúc được thiết kế theo phong cách và hướng phát triển theo xu hướng gần gũi với thiên nhiên, hòa vào thiên nhiên nhằm bảo toàn sự cân bằng của môi trường và của hệ sinh thái.
Lợi ích của kiến trúc bền vững
Những lợi ích mang đến mà phong cách KT bền vững mang lại sẽ có những tác động và ảnh hưởng trực tiếp lên 3 phương diện chính:
- Môi trường
- Xã hội
- Kinh tế
Những tác động và ảnh hưởng tích cực của ngành kiến trúc tất yếu sẽ kéo theo thúc đẩy sự phát triển bền vững chung của toàn xã hội.
- Lợi ích về kinh tế: KT bền vững tập chung chú trọng ứng dụng những công nghệ tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào việc tiết kiệm những nguồn năng lượng tự nhiên, sử dụng nguồn năng lượng thực sự có hiệu quả. Nhờ đó giảm điện năng sử dụng và tiêu thụ, tối giản hóa các chi phí phát sinh, nâng cao thúc đẩy giá trị, tối ưu hóa hiệu suất chu kỳ và vòng đời kinh tế.
- Lợi ích về xã hội: Các công trình kiến trúc xanh đảm bảo cho sự đầy đủ tiện nghi, mang đến một không gian sống hoàn toàn lý tưởng, hòa hợp với không gian sống thiên nhiên cây cối, đảm bảo môi trường an toàn và sạch sẽ sức khỏe cho tất cả mọi người. Đặc biệt, KT bền vững còn mang đến một môi trường xã hội thẩm mỹ phù hợp với phong tục và văn hóa tập quán bản địa, cảm xúc của đối tượng từ đó được tiếp tục kế thừa và phát huy những truyền thống quý báu của dân tộc, bảo tồn di sản.
- Lợi ích môi trường: Đây là lợi ích đem lại to lớn của kiến trúc bền vững. Tận dụng được các lợi thế của thiên nhiên như hệ động thực vật, cảnh quan, gió, nắng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Giảm thải, chống ô nhiễm môi trường sống cũng như nguồn nước. Khai thác hợp lý nước và đất đai tái tạo, bù đắp và bảo tồn các hệ sinh thái, về địa mạo và địa hình. Đặc biệt giảm những tác động tiêu cực của hiệu ứng nhà kính, hạn chế sự nổi giận căm phẫn của Mẹ thiên nhiên…
Nguyên tắc thiết kế kiến trúc bền vững
Mỗi một phong cách thiết kế kiến trúc sẽ có những điểm đặc trưng điểm nhận dạng riêng biệt. Để đánh giá một công trình kiến trúc một dự án có đảm bảo những yếu tố của một phong cách bền vững hay không thì cần phải đáp ứng đầy đủ 7 tiêu chí như sau:
Nguyên tắc 1: Địa điểm bền vững
Địa điểm bền vững là một trong những chi tiết, tiêu chí đánh giá đầu tiên đối với một công trình kiến trúc. Địa điểm của công trình cần phải đảm bảo đầy đủ phù hợp với môi trường xung quanh, với quy hoạch cảnh quan và không can thiệp quá nhiều vào hệ sinh thái tự nhiên cũng như góp phần cải tạo phát triển môi trường ở khu vực đó.
Nguyên tắc 2: Sử dụng tài nguyên năng lượng hiệu quả
Một công trình kiến trúc xây dựng theo phong cách bền vững cần phải đảm bảo có những kế hoạch về việc sử dụng tài nguyên năng lượng một cách hiệu quả. Áp dụng những công nghệ tiến bộ của khoa học vào việc tiết kiệm năng lượng, sử dụng các nguồn năng lượng từ tự nhiên, sử dụng các loại nguyên vật liệu thân thiện với môi trường không ảnh hưởng và tác động đến môi trường tự nhiên.
Nguyên tắc 3: Chất lượng môi trường trong nhà
Tiêu chí chất lượng của môi trường trong nhà cũng là một trong những tiêu chí đặc biệt quan trọng để đánh giá phong cách kiến trúc đó có phải là bền vững hay không. Ở môi trường trong nhà cần phải chắc chắn đảm bảo những yếu tố về tiếng ồn, ánh sáng, không khí, nội thất và không gian đều phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn và tiện nghi với không gian sống.
Nguyên tắc 4: Kiến trúc tiên tiến, phù hợp với bản sắc
Kiến trúc của công trình xây dựng cần phải đảm bảo về sự thích nghi và phù hợp với nhu cầu sống, các bản sắc của nhiều nền văn hóa xã hội cũng như mang lại những giá trị truyền thống và bản sắc của dân tộc. Bên cạnh đó kiến trúc bền vững là phải đảm bảo đi kèm với sự tiên tiến và áp dụng sự tiến bộ mới nhất để ứng phó với những thay đổi về môi trường hiện nay.
Nguyên tắc 5: Tính xã hội, nhân văn bền vững trong công trình
Một công trình kiến trúc cần phải hội tụ và mang tính xã hội và nhân văn với những giá trị về văn hóa, tín ngưỡng và lịch sử của một quốc gia. Ngoài ra cũng cần đảm bảo nhu cầu về tinh thần và vật chất của mọi người.
Nguyên tắc 6: Thể hiện sự đồng bộ, nhất quán và kiên trì mô hình kiến trúc bền vững trong tư duy hệ thống
Sự nhất quán và đồng bộ của mô hình cần phải đảm bảo được tính bền vững trong hệ thống tư duy. Công trình này mang lại những đặc điểm kiên trì từ mô hình kiến trúc để phù hợp, thích hợp với những tư duy trong hệ thống đó.
Nguyên tắc 7: Đảm bảo hiệu quả sử dụng dài hạn cho các thế hệ tương lai
Công trình có tính bền vững là phải có độ bền vững theo thời gian, có kết cấu và thiết kế vững chắc. Cần phải đảm bảo được đầy đủ các yếu tố về dài hạn, không chỉ cho thế hệ này mà còn sử dụng và duy trì được cho các thế hệ tương lai.
Lời kết! Thông qua bài viết này của novacity.com.vn, quý khách hàng có thể nắm được thông tin cơ bản về kiến trúc bền vững. Để hiểu rõ được đầy đủ thông tin, từ đó dễ dàng thực hiện việc mua bán BĐS. Hy vọng bài viết này mang đến thông tin bổ ích cho bạn.
Bài viết cùng chủ đề:
-
Suntec City Novaland Long An
-
Kiến trúc xanh là gì? Lợi ích và các tiêu chí đánh giá của KTX Việt
-
Đường Nguyễn Hữu Cảnh hoàn thành sau thời gian dài nâng cấp
-
Thông tin quy hoạch đường Hương Lộ 2 Biên Hoà mới nhất 2022
-
Mẫu đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chi tiết nhất 2022
-
Diện tích tối thiểu để cấp sổ đỏ 63 tỉnh thành tại Việt Nam là bao nhiêu?
-
Đất CLN là gì? Có được xây nhà, chuyển nhượng đất CLN không?
-
Cùng khám phá tòa nhà cao nhất Việt Nam – Tòa Landmark 81
-
Tòa The Sun Tower Ba Son có gì đặc biệt?
-
Giá bán Mekong Smart City cập nhật mới nhất quý 1/2022
-
Thời hạn sử dụng nhà chung cư bao lâu? 50 năm hay vĩnh viễn?
-
Nhà rường Huế – nét đẹp trong văn hóa lâu đời của người Việt