Khi mua căn hộ/chung cư thì bạn sẽ phải thanh toán một loại phí tên là phí bảo trì chung cư. Chi phí này khá lớn tương đương với 2% giá trị của căn hộ mà bạn mua. Vậy mức phí bảo trì chung cư là gì? Tại sao lại phải nộp loại phí này? Cách tính phí bảo trì chung cư ra sao? Và ai sẽ là người trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý số tiền này?
Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp được các câu hỏi trên.
Thế nào là phí bảo trì chung cư?
Phí bảo trì chung cư chính là khoản phí sử dụng để bảo trì hạng mục thuộc sở hữu chung tại những tòa nhà khi bị xuống cấp.
Phí bảo dưỡng căn hộ chung cư
Ngoài các mục căn hộ thuộc sự sở hữu riêng của mỗi chủ hộ còn có những diện tích thuộc sự sở hữu chung như: hẫm đỗ xe, hành lang, hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống chiếu sáng, máy phát điện… Vì vậy mà trong thời gian vận hành lúc phát sinh sự cố hỏng hóc hay xuống cấp cần phải có nguồn kinh phí dự trữ kịp thời để khắc phục và hạn chế tối đa ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của cư dân.
Cách tính phí bảo trì chung cư
Ở Điều 108 Luật Nhà ở 2014 thì phí bảo trì chung cư tính 2% giá trị căn hộ, quy định rõ trong phần hợp đồng mua bán và cho thuê.
Đối với phần diện tích không bán (không tính diện tích sử dụng chung của người mua). Phần đó, chủ đầu tư cần nộp 2% giá trị phần diện tích, tính theo giá bán của căn hộ giá trị cao nhất trong tòa chung cư đó.
Ban quản trị cần có trách nhiệm quản lý và sử dụng kinh phí chính xác theo đúng hạng mục liệt kê một cách minh bạch, rõ ràng trong văn bản.
Trong quá trình bàn giao phí bảo trì. Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh có thể yêu cầu bên cơ quan có thẩm quyền để điều tra và xử lý theo quy định khi phát hiện chủ đầu tư nếu có hành vi vi phạm pháp luật nào đó
Tại sao người mua căn hộ lại phải nộp phí bảo trì chung cư?
Theo Điều 108 Luật Nhà ở 2014: “Phí bảo trì chung cư là kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu”.
Sau thời gian sử dụng thì chung cư có thể bị xuống cấp về cơ sở vật chất. Khi đó cần được tu sửa và nâng cấp hoặc thay mới. Do vậy mà việc bảo trì chung cư là thực sự cần thiết giúp giảm thiểu thiệt hại về người và của.
Các hạng mục cần được bảo trì thông thường là công trình sử dụng chung. Gồm: Điện, nước, lối đi chung, hành lang, hệ thống phòng cháy chữa cháy và hầm để xe,…
Qũy bảo trì do Ban quản trị chung cư quản lý được gửi tại Ngân hàng theo quy định pháp luật.
Quỹ xây dựng để phục vụ cho công tác bảo trì hạng mục công trình nằm trong phần sử dụng chung. Thông qua hoạt động sửa chữa và thay mới cơ sở vật chất cũ và bảo trì định kỳ theo từng khoảng thời gian
Khi nào phải đóng phí bảo trì chung cư?
Phí bảo trì cần đóng trước khi căn hộ được bàn giao hoặc khi ngân sách cạn. Chủ đầu tư cần có trách nhiệm gửi thông báo tới từng hộ dân tiếp tục đóng phí.
Thường thì, phí bảo trì chung cư sẽ khoảng 2% giá trị mỗi căn hộ. Trước khi đưa ra yêu cầu đóng phí, chủ đầu tư phải họp và lấy ý kiến cư dân.
Phí bảo trì chung cư được quản lý và sử dụng như thế nào?
Theo Quyết định tháng 08/2008 của Bộ Xây dựng về ban hành Quy chế quản lý và sử dụng chung cư, thời gian không quá 12 tháng, tính từ ngày chung cư được bàn giao và đưa vào sử dụng, có trên 50% căn hộ được bán (tính cả số căn hộ chủ đầu tư giữ lại) thì chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu có trách nhiệm phải tổ chức Hội nghị lần đầu đề bầu ra Ban quản trị. BQT sẽ tiếp nhận toàn bộ số tiền bảo trì từ chủ đầu tư, quản lý mình bạch và công khai khoản tiền này. Quỹ bảo trì của chung cư được gửi tiết kiệm ở ngân hàng. Tiền lãi phát sinh được gộp với tiền gốc phát triển quỹ. Quỹ bảo trì này được đem sử dụng khi hết thời hạn bảo hành và sửa chữa khi phát sinh hư hỏng hay sự cố liên quan đến phần bảo trì sở hữu chung.
Nghị định 71/2010/NĐ-CP đã quy định đối với diện tích mà chủ đầu tư giữ lại, không bán (phần diện tích thuộc sử dụng chung không tính) chủ đầu tư phải nộp 2% giá trị phần diện tích đó; giá trị này sẽ tính theo giá căn hộ giá trị nhất của chung cư. Quy định này để bảo đảm những chủ đầu tư sử dụng cũng cần đóng phí bảo trì như những căn hộ khác.
Chủ đầu tư sẽ quản lý khoản tiền bảo trì tối đa 1 năm. Sau khi bầu Ban quản trị thì chủ đầu tư sẽ giao toàn bộ số tiền cho BQT quản lý, cùng 2% giá trị phần diện tích chủ đầu tư giữ lại không bán.
Quy định là vậy nhưng trên thực tế đã xảy ra rất nhiều vụ tranh chấp giữa BQT và chủ đầu tư trong trường hợp chủ đầu tư không bàn giao tiền phí bảo trì hoặc bàn giao chậm. Cũng như việc không nộp tiền phí bảo trì 2% cho phần diện tích chủ đầu tư giữ lại không bán.
Trên thực tế, có một số trường hợp vì chủ đầu tư không chịu bàn giao. BQT đã phải gửi đơn tới cơ quan chức năng để tố cáo chủ đầu tư về việc cố tình chiếm dụng vốn. Xét về vấn đề pháp lý, khi thành lập BQT rồi mà chủ đầu tư không bàn giao số tiền bảo trì thì BQT có quyền khởi kiện yêu cầu chủ đầu tư phải bàn giao số tiền đó cùng với tiền lãi tương ứng khi trả chậm của chủ đầu tư về quy định Bộ luật Dân sự.
Lời kết! Thông qua bài viết này của novacity.com.vn, quý khách hàng có thể nắm được thông tin cơ bản về phí bảo trì chung cư. Để hiểu rõ được đầy đủ thông tin, từ đó dễ dàng thực hiện việc mua bán BĐS. Hy vọng bài viết này mang đến thông tin bổ ích cho bạn.
Bài viết cùng chủ đề:
-
Suntec City Novaland Long An
-
Kiến trúc xanh là gì? Lợi ích và các tiêu chí đánh giá của KTX Việt
-
Đường Nguyễn Hữu Cảnh hoàn thành sau thời gian dài nâng cấp
-
Thông tin quy hoạch đường Hương Lộ 2 Biên Hoà mới nhất 2022
-
Mẫu đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chi tiết nhất 2022
-
Diện tích tối thiểu để cấp sổ đỏ 63 tỉnh thành tại Việt Nam là bao nhiêu?
-
Đất CLN là gì? Có được xây nhà, chuyển nhượng đất CLN không?
-
Kiến trúc bền vững là gì? Lợi ích và nguyên tắc thiết kế chi tiết nhất
-
Cùng khám phá tòa nhà cao nhất Việt Nam – Tòa Landmark 81
-
Tòa The Sun Tower Ba Son có gì đặc biệt?
-
Giá bán Mekong Smart City cập nhật mới nhất quý 1/2022
-
Thời hạn sử dụng nhà chung cư bao lâu? 50 năm hay vĩnh viễn?