Việc tính toán chiều cao tầng nhà hay chiều cao nhà ở vô cùng cần thiết bởi nó tác động trực tiếp đến hệ thống và thẩm mỹ nhà ở. Cuộc sống sinh hoạt sau này của cả nhà và gia đình cũng như các yếu tố liên quan đến phong thủy khác. Cùng chúng tôi tìm hiểu những quy định về chiều cao tầng nhà theo phong thủy hợp lý nhất, tạo sự thoải mái, thẩm mỹ và tiết kiệm trong bài viết sau đây
Quy định chung về chiều cao từng tầng ở Việt Nam
Đối với mẫu nhà phố, nhà ống 12 3 4 tầng, nhà mái bằng, mái thái đều được quy định một cách rõ ràng. Trong quy định chiều cao tầng thì chiều cao thường được phân làm 3 mức sau:
- Phòng thấp (chiều ao từ 2,4 – 2,7m).
- Phòng tiêu chuẩn (chiều cao từ 3 – 3,3m).
- Phòng cao (chiều cao từ 3,6 – 5m).
- Nhà càng cao, chi phí xây dựng càng tốn kém hơn.
Chiều cao tầng nhà được quy định
Quy định chiều cao tầng nhà ở loại dân dụng riêng lẻ
- Với đường lộ giới mà dưới 3.5m chỉ được xác định chiều cao theo thước lỗ ban được tính từ mặt sàn tầng 1 tới sàn tầng 2 và không được làm tầng lửng.
- Với đường lộ từ 3.5m tới dưới 20m được phép làm tầng lửng. Tổng chiều cao tầng 1 tới tầng 2 tối đa 5.8m.
- Với đường lộ giới 20m trở lên được làm tầng lửng với tổng chiều cao từ tầng 1 tới tầng 2 tối đa 7m.
Quy định về chiều cao của nhà và tầng nhà
Chiều cao của nhà tính từ đâu?
Chính là khoảng cách tính từ nền của tầng một hoặc nền đất xung quanh cho tới đỉnh cao nhất của nhà.
Tính toán và lựa chọn chiều cao nhà dựa theo phong thủy sẽ phụ thuộc vào không gian cũng như các mục đích khác nhau, theo khí hậu hay điều kiện kinh tế của từng gia đình để đưa ra kích thước phù hợp nhất.
Chiều cao của tầng nhà tính từ đâu?
Là khoảng cách hai sàn nhà, nó được tính từ sàn của tầng dưới tới sàn tầng kế tiếp.
Chiều cao của tầng và số tầng mỗi nhà thông thường phụ thuộc vào sự quy hoạch chung của cả khu vực vậy nên lựa chọn chiều cao tầng theo thước lỗ ban phải được tính toán thật kỹ lưỡng để đưa ra một phương án thích hợp nhất.
Chiều cao tầng thường được phân chia làm 3 mức cơ bản: 1 là phòng cao (3,6 – 5m), 2 là phòng tiêu chuẩn (3 – 3,3m), 3 là phòng thấp (2,4 – 2,7m). Nếu nhà càng cao thì chi phí để xây dựng sẽ càng lớn.
Tại sao cần tính toán chiều cao tầng nhà?
Tính toán chiều cao của tầng nhà rất quan trọng trong thiết kế nhà. Nếu thiết kế chiều cao nhà lớn sẽ khiến những người trong nhà có cảm giác trống trải, hơn nữa còn rất tốn kém. Còn nếu chiều cao phòng quá thấp thì khiến không gian có cảm giác chật chội và bí bách hơn.
Vì vậy bạn cần tính toán chiều cao tầng nhà một cách hợp lý vừa giúp không gian thoáng đãng, sang trọng lại tạo cảm giác gần gũi. Tính toán chiều cao tầng nhà thế nào cho hợp lý chính là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thoải mái cả không gian cũng như chiều cao có thể phù hợp với các chức năng các phòng.
Các cách tính chiều cao tầng nhà
Chiều cao của từng tầng nhà theo phong thủy
Chiều cao nhà dựa trên thước lỗ ban được tính dựa vào số bậc cầu thang. Thông thường sẽ lấy các số đẹp thuộc cung “Sinh” từ quan niệm “Sinh – Lão – Bệnh – Tử”: 13, 17, 21, 25 bậc.
Nếu xây từ 2 tầng trở lên thì chiều cao tính theo thước lỗ ban. Các tầng tỷ lệ thuận với phần diện tích xây dựng của cầu thang.
Với nhà có diện tích lớn chẳng hạn như biệt thự sẽ dùng cách tính của số bậc cầu thang để xác định chiều cao của tầng. Nếu tầng quá cao thì các bậc cầu thang sẽ bị dốc. Hoặc bị nhiều hơn số bậc cầu thang theo phong thủy (ngoài cung “sinh”). Riêng đối với những nhà ống, nhà phố hay nhà lô điển hình thì chiều cao chuẩn nhất vẫn là từ 3m – 3.4m từ tầng 2 trở lên.
Chiều cao của trần nhà theo yếu tố kiến trúc
Việc xác định chiều cao trần nhà dựa vào vị trí thiết kế của không gian sinh hoạt, bố cục của kiến trúc hiện được nhiều gia đình lựa chọn. Khi xác định chiều cao trần và tầng của ngôi nhà cần được tính toán dựa vào các nhu cầu sinh hoạt như:
- Phòng khách: từ 3,6m đến 5m. Bởi đây chính là nơi tiếp khách, tập trung cả gia đình, vậy nên cần không gian rộng rãi hơn và và sang trọng.
- Phòng ngủ: từ 3m đến 3,3m. Có thể sử dụng kích thước này cho cả phòng ăn, phòng bếp giúp tạo cảm giác ấm cúng. Không gian không quá chật chội và không quá lạnh lẽo.
- Phòng thờ: từ 3m đến 3.6m. Giúp đảm bảo không gian thông thoáng, trang nghiêm.
- Phòng tắm, nhà xe, phòng kho: từ 2,4m đến 2,7m. Đây là khu vực có tần suất sử dụng ít nên thiết kế vừa đủ tiết kiệm không gian và kinh phí xây dựng.
Chiều cao trần nhà dựa trên điều kiện địa lý
Những khu vực thường xuyên có nắng nóng, cần sử dụng điều hòa cân bằng nhiệt độ, thì thì không nên thiết kế quá cao gây tốn điện năng. Từ 3m đến 3,3m là chiều cao lý tưởng. Với khu vực có khí hậu ổn, không có sự khắc nghiệt thì chiều cao lý tưởng từ 3,6m đến 4,5m.
Chiều cao nhà dựa vào điều kiện kinh tế
Chiều cao tỷ lệ thuận với kinh phí đầu tư ( gồm nguyên vật liệu, bảo dưỡng và nhân công). Do vậy nhà cao cửa rộng cần phải nhìn nhận theo đúng nghĩa của nó, căn cứ vào mức đầu tư của mỗi gia đình.
Chiều cao theo thước Lỗ Ban thường được phân chia làm 3 loại:
+ Thấp: khoảng từ 2,4m đến 2,7m
+ Tiêu chuẩn: khoảng từ 3m đến 3,3m
+ Lớn: khoảng từ 3,6m đến 5m
Lựa chọn chiều cao theo thước Lỗ Ban ngoài việc tính các cung số đẹp. Gia chủ cần cân nhắc và tuân thủ các quy định của pháp luật, đặc thù điều kiện địa lý và khí hậu cũng như tài chính mỗi gia đình.
Mỗi công trình, mỗi thiết kế kiến trúc ở miền núi, đồng bằng, mỗi khu vực sẽ có tính toàn sao cho khoa học và linh hoạt.
Cách tính kích thước chiều cao nhà theo thước Lỗ Ban
Để sở hữu được thông số kích thước chuẩn thước Lỗ Ban. Gia chủ cần chú ý những yếu tố sau để có thông số đẹp cho ngôi nhà nhé.
- Xác định rõ diện tích tổng thi công và xây dựng nhà
- Xác định được mẫu thiết kế về kiến trúc gia đình lựa chọn thi công
- Kinh phí đầu tư tối đa, từ đó cân nhắc chi tiết về phương án thi công
- Phân tích kĩ điều kiện khí hậu và địa chất khu vực xây dựng giúp tìm phương án thi công một cách khoa học nhất
Những gợi ý trên chỉ là bước đầu và cơ bản để lựa chọn thông số kích thước đẹp và chuẩn nhất. Một trong các phương án tốt, tiết kiệm thời gian và chi phí, thi công hoàn thiện chính là nên nhờ một đơn vị có chuyên môn và kinh nghiệm tư vấn.
Chiều cao còn phụ thuộc cả vào quy chuẩn xây dựng hay chiều cao của thang. Vậy nên các yếu tố cần có sự móc nối để cho kết quả cuối cùng công trình hoàn hảo cân đối nhất có thể.
Hy vọng với thông tin trong bài viết này, phần nào sẽ giúp đọc giả có thể thêm kiến thức khoa học, chính xác hơn. Giúp xác định được chiều cao nhà lý tưởng cho gia đình bạn.
Lời kết! Thông qua bài viết này của novacity.com.vn, quý khách hàng có thể nắm được thông tin cơ bản về chiều cao tầng nhà. Để hiểu rõ được đầy đủ thông tin, từ đó dễ dàng thực hiện việc mua bán BĐS. Hy vọng bài viết này mang đến thông tin bổ ích cho bạn.
Bài viết cùng chủ đề:
-
Suntec City Novaland Long An
-
Kiến trúc xanh là gì? Lợi ích và các tiêu chí đánh giá của KTX Việt
-
Đường Nguyễn Hữu Cảnh hoàn thành sau thời gian dài nâng cấp
-
Thông tin quy hoạch đường Hương Lộ 2 Biên Hoà mới nhất 2022
-
Mẫu đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chi tiết nhất 2022
-
Diện tích tối thiểu để cấp sổ đỏ 63 tỉnh thành tại Việt Nam là bao nhiêu?
-
Đất CLN là gì? Có được xây nhà, chuyển nhượng đất CLN không?
-
Kiến trúc bền vững là gì? Lợi ích và nguyên tắc thiết kế chi tiết nhất
-
Cùng khám phá tòa nhà cao nhất Việt Nam – Tòa Landmark 81
-
Tòa The Sun Tower Ba Son có gì đặc biệt?
-
Giá bán Mekong Smart City cập nhật mới nhất quý 1/2022
-
Thời hạn sử dụng nhà chung cư bao lâu? 50 năm hay vĩnh viễn?