Có rất nhiều loại bản đồ quy hoạch đất đai theo nhiều tỉ lệ như 1/5000, 1/2000, 1/500. Nhưng nhiều người cũng chưa thể hiểu rõ thế nào là bản đồ quy hoạch? Và cách xem bản đồ quy hoạch đất hay BĐS như thế nào là chính xác. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem thế nào là bản đồ quy hoạch và cách xem bản đồ quy hoạch mới nhất và chính xác nhất nhé

Thế nào là bản đồ quy hoạch?

Theo luật quy hoạch 2019 có quy định như sau: “bản đồ, sơ đồ quy hoạch là mẫu vẽ thể hiện cốt lõi nội dung quy hoạch.”

Như vậy, bạn có thể hiểu một cách đơn giản bản đồ quy hoạch nhà đất nghĩa là bản đồ phân chia diện tích, kiến trúc,xác định các mục đích sử dụng đất, cảnh quan phân theo từng lô. Dựa vào cách xem bản đồ quy hoạch, các nhà đầu tư sẽ có một ánh nhìn tổng thể về toàn bộ lô đất. Như cơ sở hạ tầng, các tiện ích nhằm mục đích định hướng xây dựng.

Bản đồ quy hoạch khu vực Đà Nẵng

Bản đồ quy hoạch khu vực Đà Nẵng

Theo Điều 3 của Luật Quy hoạch đô thị năm 2009, có ghi rõ: “Quy hoạch đô thị chính là việc tổ chức quang cảnh kiến trúc, không gian, cảnh quan đô thị, công trình hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng công trình xã hội và nhà ở nhằm tạo lập môi trường sống phù hợp cho người dân sống trong đô thị và được thể hiện rõ thông qua đồ án xây dựng quy hoạch đô thị”.

Cách xem bản đồ quy hoạch 

Bản đồ quy hoạch được đánh giá có tính chuyên môn hoá cao.Do vậy, nếu không thực sự nắm chắc chuyên môn trong lĩnh vực này cũng như một số yếu tố liên quan đến đất đai. Bạn rất khó để  hiểu được hết những giá trị mà bản đồ đem lại.

Hãy học hỏi bổ sung những kiến thức liên quan. Trước khi tìm hiểu cách xem bản đồ chi tiết nhất.Từ đó đảm bảo có thể hiểu được chính xác thông tin biểu thị và không áp đặt các thông tin đánh giá mang tính chủ quan.

Nếu xem bản đồ bị sai lệch, không chỉ ảnh hướng đến đánh giá cá nhân mà còn liên quan đến các lô đất.

Ngoài ra, Các đánh giá không chính xác sẽ dẫn đến những quyết định sai lầm. Và hiệu quả nghiêm trọng xảy ra và bạn là người gánh chịu.

Có rất nhiều cách xem bản đồ quy hoạch. Và phương thức được sử dụng phổ biến nhất là theo dõi trực tuyến. Cụ thể các tỉnh thành lớn sẽ tạo và các ứng dụng theo dõi trực tuyến người dân có thể xem một cách dễ dàng.Bằng cách tải xuống đã có thể tìm hiểu một cách dễ dàng

Một số loại bản đồ quy hoạch

Ở mỗi khu đất khác nhau sẽ có những đặc trưng riêng cũng như giá trị riêng.Vậy nên để có thể nắm vữa các mục đích sử dụng đất bận phải hiểu về ản đồ quy hoạch đất.

Bản đồ quy hoạch không chỉ biểu thị số liệu thông tin tổng quát mà còn dùng làm cơ sở pháp lý đối với từng khu đất cụ thể.

Nhằm hiểu rõ hơn về thông tin của bản đồ và nắm được chính xác, hiểu về bản đồ quy hoạch. Bạn đọc đừng vội bỏ qua các thông tin mà chúng tôi cung cấp dưới đây

Bản đồ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500

Bản đồ 1/500 định nghĩa là bản đồ quy hoạch chi tiết nhất, tất cả công trình trên đất được bố trí cụ thể , về hạ tầng kỹ thuật, chi tiết thiết kế cho đến từng ranh giới  giữa các lô đất. Đối với các dự án xây dựng đầu tư đây chính là quy hoạch tổng mặt bằng. Là cơ sở định vị công trình, thiết kế kỹ thuật xây dựng, cơ sở công trình và thực hiện dự án.

Bản đồ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000

Bản đồ quy hoạch 1/2000 mục đích là xác định phạm vi diện tích, ranh giới, tính chất khu vực quy hoạch; xác định từng chức năng sử dụng đất đối với từng khu đất; xác định chỉ tiêu sắp tới về dân số, hạ tầng xã hội, sử dụng đất,  hạ tầng kỹ thuật áp dụng với từng lô đất và là đấu nối chung cho hạ tầng kỹ thuật;… Bản đồ này liên quan trực tiếp với quyền sử dụng đất(sở hữu về đất đa). Là căn cứ để giải quyết những vụ tranh tụng (nếu có)  vì nó có giá trị pháp lý cao.

Bản đồ quy hoạch có chung tỷ lệ 1/5000

Trong bản đồ quy hoạch chi tiết 1/5000 có số liệu xác định các khu vực chức năng, định hướng tính  cơ sở hạ tầng giao thông, sẽ nếu rõ ràng địa giới, mốc giới  của các mảnh đất dùng để phát triển hạ tầng cầu, đường, cống, trường học, khu dân cư, hồ nước, điện, cây xanh,… Bản đồ quy hoạch 1/5.000 có thể coi  là cơ sở gốc nhằm xác định mục tiêu phát triển và kêu gọi đầu tư cũng như giải quyết vấn đề đền bù, giải phóng mặt bằng, di dân…khi thi công dự án.

Ký hiệu đất đai trên bản đồ quy hoạch

Bạn cần chú ý hiểu được các ký hiệu khác nhau có trên bản đồ.Để xem bản đồ quy hoạch chính xác nhất.

Hai ký hiệu chính cần nắm đó chính là ODT (Đất ở đô thị) và ONT (Đất ở nông thôn).Song song còn một số kí hiệu khác như

Các loại đất xây dựng:

  • DVH: kí hiệu của đất dùng để xây dựng cơ sở văn hóa
  • DXH: kí hiệu của đất dùng để xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội
  • TSC: kí hiệu của đất dùng để xây dựng trụ sở cơ quan
  • DGD: kí hiệu của đất dùng để xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo
  • DKH: kí hiệu của đất dùng để xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ
  • DYT: kí hiệu của đất dùng để biểu thị xây dựng cơ sở y tế
  • DNG: kí hiệu của đất dùng để xây dựng cơ sở ngoại giao
  • DTT: kí hiệu của đất dùng để xây dựng cơ sở thể dục thể thao
  • DTS: kí hiệu của đất dùng để xây dựng trụ sở cho tổ chức sự nghiệp
  • DSK: kí hiệu của đất dùng để xây dựng công trình sự nghiệp khác

Các loại đất trồng nông nghiệp

  • LUK: kí hiệu cho  đất trồng lúa nước còn lại
  • RSX: kí hiệu cho đất rừng sản xuất
  • NHK: kí hiệu cho đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác
  • LUN: kí hiệu cho đất trồng lúa nương
  • NHK: kí hiệu cho đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác
  • BHK: kí hiệu cho đất bằng trồng cây hàng năm khác
  • NTS: kí hiệu cho đất nuôi trồng thủy sản
  • LMU: kí hiệu cho đất làm muối
  • CLN: kí hiệu cho đất trồng cây lâu năm
  • LUC: kí hiệu cho đất chuyên trồng lúa nước

Các ký hiệu đất rừng, an ninh

  • RDD: kí hiệu cho đất rừng đặc dụng
  • RSX: kí hiệu cho đất rừng sản xuất
  • RPH: kí hiệu cho đất rừng phòng hộ
  • CQP: kí hiệu cho đất quốc phòng
  • CAN: kí hiệu cho đất an ninh

Các ký hiệu khác nhau trên bản đồ sẽ biểu thị những ý nghĩa riêng liên quan đến từng khu đất

Các loại đất công trình, hạ tầng kỹ thuật

  • DDT: kí hiệu cho đất có di tích lịch sử – văn hóa
  • DNL: kí hiệu cho đất công trình năng lượng
  • DDL: kí hiệu cho đất có danh lam thắng cảnh
  • DKV: kí hiệu cho đất khu vui chơi, giải trí công cộng
  • DRA: kí hiệu cho đất bãi thải, xử lý chất thải
  • DBV: kí hiệu cho đất công trình bưu chính, viễn thông
  • DSH: kí hiệu cho đất sinh hoạt cộng đồng
  • DCK: kí hiệu cho đất công trình công cộng khác
  • DCH: kí hiệu cho đất chợ
  • TIN: kí hiệu cho đất cơ sở tín ngưỡng
  • TON: kí hiệu cho đất cơ sở tôn giáo
  • NTD: kí hiệu cho đất làm nghĩa địa, nghĩa trang,nhà hỏa táng, nhà tang lễ.

Lời kết! Thông qua bài viết này của novacity.com.vn, quý khách hàng có thể nắm được thông tin cơ bản về cách xem bản đồ quy hoạch. Để hiểu rõ được đầy đủ thông tin, từ đó dễ dàng thực hiện việc mua bán BĐS. Hy vọng bài viết này mang đến thông tin bổ ích cho bạn. 

Đánh giá bài viết
08 9889 8688
Đăng ký nhận thông tin Đăng ký nhận bảng giá