Quận Hoàng Mai được biết đến là quận huyện nằm tại cửa ngõ phía Đông Nam của thủ đô Hà Nội. Nơi đây sở hữu rất nhiều lợi thế về vị trí địa lý cũng như cơ sở hạ tầng hoàn thiện. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin quy hoạch quận Hoàng Mai mới được cập nhật năm 2021 nhé
Chi tiết quy hoạch quận Hoàng Mai
Quy hoạch quận Hoàng Mai sẽ khiến cho nơi đây có những sự thay đổi lớn chóng mặt về mọi mặt. Đặc biệt là về vị trí, ranh giới cũng như hệ thống hạ tầng giao thông trong khu vực. Nhờ vào những sự thay đổi phát triển tích cực, nơi đây sẽ trở thành khu vực thu hút rất đông các NĐT về lĩnh vực bất động sản tìm đến.
Quy hoạch quận Hoàng Mai
Ranh giới quy hoạch quận Hoàng Mai
Dựa theo bản đồ quy hoạch quận Hoàng Mai mới nhất, ranh giới tiếp giáp của quận sẽ được xác định:
- Phía Bắc của quận tiếp giáp với quận Thanh Xuân và Hai Bà Trưng.
- Phía Tây và phía Nam sẽ tiếp giáp với huyện Thanh Trì.
- Phía Đông sẽ tiếp giáp với quận Long Biên và sông Hồng.
Trên bản đồ hành chính, quận vẫn được phân chia thành 14 phường. Đồng thời, khu vực sẽ được tiến hành quy hoạch một cách đồng bộ một loạt dự án KĐT lớn như Đại Kim, khu đô thị Gamuda City,… Ngoài ra, các tuyến đường vành đai mở rộng sẽ được cải tạo và nâng cấp như vành đai 2.5, vành đai 3.
Vị trí bản đồ quy hoạch quận Hoàng Mai
Bản đồ quy hoạch quận Hoàng Mai được thể hiện cụ thể chính xác với tỷ lệ 1/2000. Nhìn vào bản đồ, chúng ta sẽ thấy được những sự thay đổi mở rộng về diện tích cũng như vị trí của quận. Cụ thể, diện tích đất thuộc địa giới hành chính của quận sẽ là 4.104 ha. Diện tích đất dành cho mục tiêu phát triển đô thị sẽ là 3.034 ha.
Vị trí quận Hoàng Mai
Tại sao phải lập Bản đồ quy hoạch quận Hoàng Mai?
Xác định được toàn bộ khung kết cấu hạ tầng đất đai, giao thông quận Hoàng Mai trước đây một cách chi tiết. Đảm bảo cho quá trình quy hoạch có thể phát triển và kế thừa có chọn lọc những mặt, những điểm tốt và mặt mạnh có sẵn tại quận. Từ đó giúp quận phát triển một cách văn minh hiện đại nhưng vẫn không quên việc giữ gìn và bảo tồn và tôn tạo các giá trị truyền thống trong khu vực.
Hỗ trợ quá trình thiết lập bản thông tin chính xác về quy hoạch chi tiết và kiểm soát quản lý đô thị. Thông qua đó tạo nên được hình ảnh về kiến trúc của một KĐT kiểu mới, văn minh hiện đại nhưng không làm mất đi nét bản sắc văn hóa dân tộc.
Mục tiêu của UBND Hà Nội khi tiến hành xây dựng bản đồ về quy hoạch quận Hoàng Mai nhằm giúp cho mọi người có thể xác định và hiểu rõ được các vấn đề. Trước hết là quá trình cụ thể hóa các định hướng phát triển của quy hoạch chung trong xây dựng thủ đô đến năm 2030.
Bản đồ quy hoạch giao thông quận Hoàng Mai
Quận Hoàng Mai có tốc độ đô thị hóa bậc nhất Hà Nội. Đi cùng với đó là sự tăng nhanh của các đơn vị phương tiện giao thông và người điều khiển. Việc tiến hành quy hoạch quận Hoàng Mai về lĩnh vực giao thông là điều cần thiết. Tạo điều kiện rất lớn cho việc đầu tư BĐS giá trị.
Quy hoạch tuyến đường cấp đô thị
Đối với quy hoạch các tuyến đường cấp đô thị quận Hoàng Mai sẽ diễn ra tại:
- Tuyến đường Nguyễn Xiển – Nghiêm Xuân Yêm – Hoàng Liệt.
- Quy hoạch và mở rộng tuyến đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ.
- Mở rộng đường Giải Phóng và Ngọc Hồi.
Quy hoạch các tuyến đường liên khu vực
Các tuyến đường liên khu vực kết nối quận Hoàng Mai với các quận huyện khác được tiến hành quy hoạch nâng cấp gồm: tuyến đường vành đai 2.5, tuyến đường Minh Khai, Vĩnh Tuy và Yên Duyên, một phần của đường Trương Định, đường vành đai 3 ra cảng Khuyến Lương,.. Sẽ được mở rộng lên 40m.
Quy hoạch các tuyến đường
Mở rộng tuyến đường từ đê sông Hồng đến cầu Vĩnh Tuy lên 40m gồm 6 làn xe. Tuyến đường Tam Trinh sẽ được dự kiến mở rộng thành 40m. Cuối cùng là tuyến đường 70 lên từ 36m đến 50m.
Quy hoạch các tuyến đường cấp khu vực
Theo dự kiến quy hoạch quận Hoàng Mai, tuyến đường 2 bên sông Tô Lịch sẽ được mở rộng lên từ 11,5m đến 17,5m. Tuyến đường 2 bên sông Lừ sẽ có sự thay đổi một bên rộng B = 11,5m đến 30m.
Đồng thời tiến hành quy hoạch thành các tuyến đường chính trong khu vực như tuyến đường giữa khu tái định cư X2B và khu chức năng đô thị phía Nam đường vành đai 3.
Đi cùng với đó là tiến hành quy hoạch các tuyến đường có mặt cắt ngang rộng 27m như: tuyến Trương Định – Hoàng Mai- Vĩnh Tuy, tuyến đường từ Giải Phóng, tuyến đường phía Nam sông Tô Lịch.
Quy hoạch các tuyến đường cấp nội bộ
Đối với các tuyến đường nội bộ sẽ được cơ quan tiến hành quy hoạch các tuyến điển hình như: Định Công, ngõ 18 Định Công Thượng, ngõ 420 Kim Giang,… Mức quy mô, hướng tuyến cũng như vị trí sẽ được quyết định sau khi thành lập bản đồ quy hoạch chi tiết.
Quy hoạch các trạm xe buýt và giao thông tĩnh
Trạm xe buýt sẽ được bố trí sắp xếp thêm tại các tuyến đường cấp đô thị và các tuyến đường chính của quận. Đồng thời xây dựng thêm một số bãi đỗ xe công cộng để có thể đáp ứng đủ nhu cầu đỗ xe của người dân trong khu vực.
Quy hoạch giao thông đối ngoại
Quy hoạch giao thông đối ngoại quận Hoàng Mai sẽ được tiến hành trên các phương diện:
- Đường thủy: Cải tạo và nâng cấp cảng Khuyến Lương với diện tích hơn 20 ha. Đảm bảo nâng cao năng suất xếp dỡ có thể đạt mức trên 1 triệu tấn mỗi năm.
- Đường sắt; Tuyến đường sắt Bắc – Nam trong khu vực sẽ được nâng cấp thành đường sắt quốc gia.
- Đường sắt đô thị: Xây dựng tuyến số 1 và nhà ga đi nổi trên cầu cạn, tuyến số 3, số 4 và số 8.
- Ga Giáp Bát sẽ trở thành ga dự phòng cho ha Hà Nội.
- Đường bộ: Xây dựng đường vành đai 3, đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giex và bến xe.
Một vài thông tin khác về quận Hoàng Mai
Quận Hoàng Mai có phần diện tích 4.104,10 ha (41,04 km²), dân số 365000 người (cuối năm 2013), gồm 14 phường: Đại Kim, Định Công, Giáp Bát, Hoàng Liệt, Hoàng Văn Thụ, Lĩnh Nam, Mai Động, Tân Mai, Thanh Trì, Thịnh Liệt, Trần Phú, Tương Mai, Vĩnh Hưng, Yên Sở.
Hoàng Mai là quận có tốc độ phát triển đô thị hóa và xây dựng cơ sở hạ tầng mạnh nhất trong số các quận huyện mới của thủ đô, với hàng loạt KĐT như Linh Đàm, Định Công, Đại Kim, Đền Lừ, Kim Văn – Kim Lũ, Vĩnh Hoàng, Hoàng Văn Thụ, Ao Sào, Thịnh Liệt, Đại Kim – Định Công, … cùng hàng loạt dự án chung cư trên đường Lĩnh Nam, Tam Trinh, Pháp Vân, Nghiêm Xuân Yêm như Gamuda City, Hateco Yên Sở, khu đô thị Pháp Vân – Tứ Hiệp, The Manor Central Park…
Các dự án đường sắt trọng điểm đi qua địa bàn quận là các tuyến số 1 (Ngọc Hồi – Yên Viên), tuyến số 3 (Trôi – Nhổn – Ga Hà Nội- Yên Sở), tuyến số 4 (Liên Hà – Bắc Thăng Long), tuyến số 8 (An Khánh – Dương Xá); trong đó tuyến số 1 hiện đang được đầu tư xây dựng.
Lời kết! Thông qua bài viết này của novacity.com.vn, quý khách hàng có thể nắm được thông tin cơ bản về quy hoạch quận Hoàng Mai. Để hiểu rõ được đầy đủ thông tin, từ đó dễ dàng thực hiện việc mua bán BĐS. Hy vọng bài viết này mang đến thông tin bổ ích cho bạn.
Bài viết cùng chủ đề:
-
Suntec City Novaland Long An
-
Kiến trúc xanh là gì? Lợi ích và các tiêu chí đánh giá của KTX Việt
-
Đường Nguyễn Hữu Cảnh hoàn thành sau thời gian dài nâng cấp
-
Thông tin quy hoạch đường Hương Lộ 2 Biên Hoà mới nhất 2022
-
Mẫu đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chi tiết nhất 2022
-
Diện tích tối thiểu để cấp sổ đỏ 63 tỉnh thành tại Việt Nam là bao nhiêu?
-
Đất CLN là gì? Có được xây nhà, chuyển nhượng đất CLN không?
-
Kiến trúc bền vững là gì? Lợi ích và nguyên tắc thiết kế chi tiết nhất
-
Cùng khám phá tòa nhà cao nhất Việt Nam – Tòa Landmark 81
-
Tòa The Sun Tower Ba Son có gì đặc biệt?
-
Giá bán Mekong Smart City cập nhật mới nhất quý 1/2022
-
Thời hạn sử dụng nhà chung cư bao lâu? 50 năm hay vĩnh viễn?