Cuộc sống ngày càng hiện đại với những kiến trúc thiết kế mới mẻ và đa dạng, những căn nhà chọc trời khiến người ta gần lãng quên đi những giá trị xưa cũ. Tuy nhiên nhà rường Huế vẫn có một vị trí quan trọng nhất định trong đời sống văn hóa của người Việt. Vậy kiến trúc này có gì đặc biệt mà được nhiều gia đình yêu thích và lựa chọn đến vậy. Các bạn hãy theo chân chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Thế nào là Nhà rường Huế? Nhà rường Huế xuất hiện từ khi nào ?

“Rường” là một cách nói, một từ ngữ ngắn gọn của rường cột. Nhà rường Huế là một loại kiến trúc phong cách cổ, ra đời vào khoảng thế kỷ thứ XVII, dưới triều đại phong kiến Việt nam. Là loại nhà có thiết kế hệ thống kết cấu cột kèo bằng gỗ, được liên kết hoàn toàn bằng các mộng gỗ và chốt gỗ để có thể tháo lắp dễ dàng. Các hàng các cột phân định số gian trong nhà. Hai cháo ở đầu nhà được phân cách, tách biệt với các gian giữa bằng vách ngăn.

– Mô hình nhà rường bằng gỗ được thiết kế mô phỏng cơ bản như sau: 

– Mặc dù chịu tác động và ảnh hưởng của lối kiến trúc Trung hoa, nhưng nhà rường Huế vẫn mang những nét riêng biệt của người Việt. 

Nhà Rường Huế

Nhà Rường Huế

Cái khác của mẫu thiết kế nhà rường phong cách Việt so với phong cách Trung Quốc, theo phân tích và thông tin của từ điển bách khoa thế giới, thì có bốn đặc điểm cụ thể: nhà rường cổ phong cách Việt dốc mái thẳng, dùng những đòn bẩy kê đỡ cho mái hiên, cột to sẽ có cấu trúc phình ở phần dưới và chạm trổ nhiều hơn. Phong cách Trung Quốc thì mái dốc hình võng xuống, đỡ mái hiên bằng hệ con sơn và cột thanh mã, tròn đầu và không có nhiều chạm trổ mà sơn màu lòe loẹt.

Mẫu nhà rường Huế đẹp

Nhà rường Huế 3 gian là ngôi nhà được thiết kế với 3 gian phòng. Phòng chính giữa là một phòng lớn được sử dụng làm phòng khách. Hai gian bên cạnh được phân cách với gian giữa bằng những cột lớn.

Nhà rường Huế 3 gian 2 chái là nhà rường được thiết kế gồm 3 gian phòng. Ở phần chính giữa là phòng lớn nhất ngôi được dùng làm phòng khách nhà và hai bên là hai phòng nhỏ. Hai phòng nhỏ được là 2 gian chái của ngôi nhà.

Nhà rường Huế 5 gian được thiết kế gồm ba gian chính và hai gian phụ bên cạnh. Ba gian chính có kết cấu và thiết kế gần gần giống như nhà ba gian. Chỉ khác nhau ở số cột và diện tích mỗi ngôi nhà rường.

Nhà rường Huế 5 gian 2 chái là nhà rường với diện tích khá là rộng rãi thuộc những nhà quý tộc xưa. Nhà được thiết kế với ba gian rộng ở giữa nhà hai bên được dựng ngăn cách bởi các cột. Bên cạnh được chia tách bởi những vách ngăn sử dựng làm phòng ngủ và một phần trái nhỏ bên cạnh.

Đặc điểm của nhà rường Huế

Nhà rường Huế được thiết kế với phong cách có những kết cấu và công năng qua nội dung chi tiết sau:

Công năng

Nhà rường Huế thường được thiết kế có 3 gian 2 chái với cột cái nằm ở chính giữa ngôi nhà. Những cột cái này sẽ được liên kết thống nhất với các kèo để đỡ khung nhà và mái.

Những cột quân và cột cái sẽ chia không gian nhà thành 3 phần rõ ràng và chi tiết. Phần giữa là nơi rộng nhất để sử dụng tiếp đón khách, thờ cúng tổ tiên và cũng là nơi nghỉ của đàn ông. Hai trái bên có diện tích nhỏ hơn thường dành cho trẻ con và phụ nữ. Cách bày trí của thời xưa đề cao vấn đề trọng nam khinh nữ, người đàn ông là trụ cột của gia đình.

Vật kỷ và cán chặt như tô tường nhà. Cuối cùng là dùng vôi vữa tô và quét nước vôi pha màu sẵn lên tường. Những loại vách này nhìn rất giống tường xây bằng gạch.

Kiến trúc nhà rường

Nhà rường sẽ được lợp bằng ngói dày với chủ yếu là 2 lớp chồng lên nhau. Do đó, khi ở trong nhà vào mùa đông thì sẽ cảm thấy ấm áp, còn mùa hè sẽ cảm giác mát mẻ, thông thoáng. Nhà rường không bao giờ thiếu khu vườn và đặc biệt khu vườn được thiết kế rất công phu. Trong khu vườn ở Huế, thường được trưng bày những chậu cây cảnh uốn lượn các thế, trồng hoa, cây ăn trái.

Thông thường, với một ngôi nhà rường Huế được xây dựng và thiết kế 3 gian 2 chái với trùng bình có 56 cột. Với kiến trúc chữ khẩu và chữ đinh các gian đều được tính bằng số vách ngăn và số cột. Mỗi xà, kèo hay đòn đều được xử lý và bảo quản tránh ẩm mốc và được chạm khắc chi tiết và tỉ mỉ. Gian giữa là nơi rất quan trọng nên thường được chạm khắc những câu bát bảo, tứ quý hay câu đối. Điều này sẽ mang ý nghĩa cầu bình an và may mắn đến với gia đình.

Kết cấu

Nhà rường Huế quan trọng nhất là bộ khung gỗ và bộ giàn trò, nơi sườn chống đỡ cho căn nhà. Tổ hợp đòn, xà, trến, xuyên, kèo, cột được kết cấu chặt chẽ thống nhất tạo nên bộ khung nhà vững chắc. Những ráp nối với nhau được liên kết bằng các mộng nên vô cùng chắc chắn và vững trãi. Bộ giàn trò được lắp ráp và nâng đỡ trên những tảng đá vuông thể hiện sự quý giá đáng trân trọng của công trình.

Đối với nền nhà thường được lắp ráp hay đắp bằng đất sạch trộn thêm tro và vôi để chống mối mọt. Những hỗn hợp này được đắp và dùng với nhiều lớp tạo độ cứng cho nền nhà không bị vỡ hay nứt. Bên cạnh đó, những nơi đất mềm cũng sẽ được áp dụng kỹ thuật khoan nhồi cọc để tạo độ cứng cho nền nhà. 

Kỹ thuật này được sử dụng chủ yếu và phổ biến trong những kiến trúc cung đình thời kỳ triều Nguyễn. Ở triều đại này những nhà có điều kiện, nhà giàu nền nhà có vỉa bằng đá cẩm thạch hoặc đá thanh. Còn những người bình thường thì chỉ có thể được làm bằng đá tổ ong hoặc đá núi.

Quy trình xây dựng nhà rường kiểu Huế

Phong thủy nhà ở

Khi xây dựng và thiết kế một ngôi nhà, hầu hết mọi người đều có nhu cầu và mong muốn nhà của mình thật đẹp và khi hoàn thành sẽ đem đến sự may mắn cho gia đình. Vì vậy vấn đề về phong thủy sẽ đặc biệt được quan tâm. 

Trước khi dựng nhà thì chủ nhà sẽ tiến hành xem hướng nhà có phù hợp hay không, phương nhà có tốt không hay có thuận tiện cho vấn đề sinh hoạt hay không. Nhà rường Huế thường  sẽ được xây dựng vào hướng nam, bếp thì nằm bên trái và có phương nằm vuông góc với nhà.

Quá trình chuẩn bị để thi công

  • Nguyên vật liệu: Kiến trúc phong cách này có rường gỗ hầu hết đều được làm từ gỗ lõi mít. Bởi vì gỗ mít vừa có màu vàng lôi cuốn và bắt mắt mà lại bền. Còn phần đòn tay thì chủ yếu dùng loại gỗ tốt nhất để làm.
  • Thi công: Khi đã lựa chọn được nguyên vật liệu tốt và đủ thì tiếp theo những người thợ sẽ bắt đầu thi công. Khi bắt tay vào xây dựng nhà rường Huế đòi hỏi phải có những người thợ nhiều kinh nghiệm và giỏi, vì toàn bộ ngôi nhà đều được làm bằng thủ công và đòi hỏi độ chính xác kĩ lượng cũng như tính thẩm mĩ cao.

Kết hợp ăn ý giữa thợ mộc và thợ chạm

Để có được một kiến trúc phong cách đẹp như vậy thì không thể thiếu được sự liên kết và kết hợp giữa thợ mộc và thợ chạm. Thợ mộc sẽ tạo dáng gỗ dễ dàng và đơn giản trước, sau đó trải qua nhiều công đoạn cũng như thời gian dưới bàn tay tỉ mỉ của người thợ chạm để có thể tạo ra những tuyệt tác.

Nhà rường Huế xứng đáng là nét kiến trúc với phong cách độc đáo mà nhiều gia đình nên lựa chọn xây dựng. 

Lời kết! Thông qua bài viết này của novacity.com.vn, quý khách hàng có thể nắm được thông tin cơ bản về nhà rường Huế. Để hiểu rõ được đầy đủ thông tin, từ đó dễ dàng thực hiện việc mua bán BĐS. Hy vọng bài viết này mang đến thông tin bổ ích cho bạn. 

Đánh giá bài viết
08 9889 8688
Đăng ký nhận thông tin Đăng ký nhận bảng giá